VẺ ĐẸP LỤA CỔ HƠN 300 NĂM TẠI HỘI AN
Phố Cổ Hội An nằm bên bờ sông Hoài từ lâu đã thu hút thực khách khắp gần xa bởi vẻ thơ mộng, cổ kính, yên bình vốn có. Mảnh đất từng được mệnh danh là “thương cảng phồn thịnh nhất Việt Nam” - là sự tái hiện rõ nhất về một phần cuộc sống truyền thống của dân tộc. Ở đây không thiếu những thắng cảnh đẹp nhưng để nói về niềm tự hào của người dân nơi đây không thể bỏ qua nơi lưu giữ nghề dệt lụa truyền thống.
Lụa tơ tằm Hội An - làng lụa Duy Xuyên tại số 28 đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Hội An (Quảng Nam) nhằm quảng bá đến du khách hình ảnh thu nhỏ của một thương cảng lớn hơn 300 năm trước, nơi đã góp công lớn tạo con đường tơ lụa của Việt Nam trên biển.
Lụa tơ tằm Hội An là bản âm hưởng giao thoa giữa truyền thống của người Champa và người Đại Việt xưa.
Làng lụa Hội An phát triển hưng thịnh nhất dười triều đại Chúa Nguyễn, lụa tơ tằm nơi đây óng ả, hoa văn thêu tinh xảo cầu kì nên rất được lòng giới nhà quan, quý tộc. Trong nhiều dịp đặc biệt của Chúa Nguyễn ngoài ngọc ngà châu báu, lụa tơ tằm cũng là món quà được nhiều quan lại lựa chọn dâng lên. Những tấm lụa được chọn thường làm vô cũng tinh xảo, mềm mại và phải mất hàng tháng trời để dệt hoàn thành.
Vào thế kỷ thứ 17, tàu thuyền của Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan… đã đến đây để mua tơ sống và các loại lụa, qua đó, tơ lụa xứ đằng trong đã theo con đường tơ lụa trên biển nổi tiếng thời bấy giờ đi khắp thế giới.
Truyền thuyết dân gian xứ Quảng kể lại rằng: “Khi Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cùng hoàng tử Nguyễn Phúc Lan đi dạo thuyền trên sông Thu Bồn thì nghe thấy một giọng hát trong ngần, quyến rũ của một thôn nữ từ một nương dâu bên bờ sông vọng tới. Hoàng tử Nguyễn Phúc Lan đem lòng say đắm người thiếu nữ kiều diễm vừa độ trăng tròn và nên duyên cùng nàng – người con gái hái dâu Đoàn Thị Ngọc. Khi chúa thượng Nguyễn Phúc Lan lên ngôi bà được phong là Đoàn quý phi sau là Hiếu Chiêu hoàng hậu”
Sau khi được phong quý phi bà cho phát triển nghề dệt lụa biến vùng đất đó trở thành một địa danh nổi tiếng của xứ Đàng Trong, đến nỗi những giáo sĩ phương Tây khi đến đây còn bảo rằng ” Đàng Trong nhiều tơ lụa đến nỗi còn dùng để đan lưới và bện dây thuyền”. Công lao của bà được người dân khắc ghi, dân gian tôn xưng bà là Bà Chúa Tằm tang, nhiều làng lụa thờ bà như tổ nghề.
Huy hoàng là thế nhưng có những giai đoạn nơi đây rơi vào khó khăn trải qua nhiều sóng gió thăng trầm. Cuối thế kỉ 19, Người thợ lụa không cầm cử nổi nên phải bỏ nghề vì không đủ lo cho cuộc sống. Nghệ dệt tơ tưởng trừng rơi vào mai một thì đến năm 2012, Người nghệ nhân với khát vọng quảng bá nghề lụa truyền thống Việt Nam ra thế giới, sau nhiều năm ấp ủ, một đơn vị tư nhân mạnh dạn đầu tư xây dựng tái hiện lại không gian làng lụa hơn 300 năm giữa di sản đô thị cổ Hội An.
Năm 2012, làng lụa Hội An rộng 30.000 m2 đưa vào hoạt động phục vụ du khách trong nước và quốc tế. Lấy cảm hứng của ngôi làng là những câu chuyện từ nhiều thế kỷ trước, có những câu chuyện được kể bởi chính những trải nghiệm của người nghệ nhân nơi đây.
Đô thị cổ Hội An là điểm trung chuyển con đường tơ lụa trên biển, là thương cảng sầm uất nhất Đông Nam Á. Hàng năm, Chúa Nguyễn tạo điều kiện cho tàu buôn khắp thế giới về đây giao thương hàng hóa, trong đó có sản phẩm tơ lụa. Lụa tơ tằm trước đây còn được coi là một dạng ngoại tệ ngoài bạc để trao đổi trong buôn bán, vô cùng quý giá.
Ở Hội An người ta còn lưu giữ được các nguồn gen quý về dâu tằm, ngay cả những gốc dâu tằm cổ thụ còn sót lại trên rừng chưa bị lai tạp cũng được tìm kiếm, tập hợp lại lai tạo với các giống dâu tằm hiện tại, nâng cao năng suất, chất lượng tơ tằm.
Cây dâu Đa của người Chăm Pa cổ tìm từ vùng núi cao của Quảng Nam về trồng trong vườn của làng để làm thức ăn cho tằm vàng nhả kén. Du khách đến làng lụa Hội An có thể chiêm ngưỡng một số cây dâu cổ thụ hơn 100 tuổi cổ kính hay bãi đất trồng dâu truyền thống ....
Vừa phát triển được nghề dệt lụa truyền thống vừa kết hợp với phát triển du lịch cho khách trong vào ngoài nước đến thăm quan. Đến đây du khách sẽ được biết thêm về quy trình sản xuất lụa tơ tằm, quá trình nhuộm. Cách dệt lụa Chăm Pa với những khung dệt cổ được sưu tầm từ nhiều địa phương cũng được tái hiện để tạo ra những tấm lụa nuột nà, thể hiện sự giao thoa văn hóa Chăm Pa - Việt trong lòng xứ Quảng.
Lụa tơ tằm tại làng cổ Hội An mang vẻ đẹp giao thoa giữa truyền thống văn hóa của các dân tộc nên mang vẻ cổ xưa khó lẫn giữa các dòng lụa khác. Sự cầu kì, tỉ mỉ trong từng thước vải cùng với niềm kháo khát tôn vinh nghề tổ của người nghệ nhân càng làm cho nét đẹp lụa nơi đây trở lên độc đáo.
Tổng đài: 0585888668
Hotline: 034.991.8868 - 0936.461.889
Địa chỉ:
CS1: Số 17, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
CS2: Số 6A, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
CS3: Trung Tâm Kinh Doanh Lụa Chất Lượng Cao.
CS4: Số 12, chợ Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
CS5: Số 2, ngõ 31, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
Fb: https://www.facebook.com/phuonglinhsilk
https://www.instagram.com/phuonglinhsilk17/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCKFLvyT8r5C_vY7ZMi3h9Xw