TINH HOA NGÀN NĂM CỦA LÀNG LỤA CỔ VỌNG NGUYỆT
Lụa tơ tằm thực vải đẹp đẽ mà thiên nhiên ban tặng cho con người chúng ta. Trải qua biết bao thăng trầm thay đổi của cuộc sống nó vẫn giữ cho mình được sự can nguyên không gì có thể thay đổi được. Nằm ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, một ngôi làng nằm lơ thơ bên tả ngạn sông Cầu - Làng Vọng Nguyệt. Sự yên ả, thanh bình được dòng sông che chở từ hàng ngàn năm nay.
Hơn 1000 năm qua làng cổ Vọng Nguyệt không chỉ nổi danh là một làng Việt cổ ghi dấu ấn với những di sản văn hóa đánh dấu mốc son thăng trầm của ông cha từ bao đời nay, làng Vọng Nguyệt còn khắc sâu vào ký ức nhiều người về một làng nghề tơ tằm có lịch sử hàng nghìn năm tuổi suốt dọc Bắc kì, là nơi cung cấp tơ tằm chất lượng để dâng lên vua chúa triều đình giới quý tộc thời xưa.
Nghề ươm tơ kéo sợi bén duyên chẳng biết tự khi nào, người ta chỉ nhớ về những câu chuyện truyền đời từ những ngày xa xưa được truyền miệng khắp nơi rằng khi Vọng Nguyệt còn là mảnh đất được triều đình giao cho nhiệm vụ ươm tơ dệt vải. Nhiều dòng họ lớn trong làng như: Nguyễn Hữu, Chu, Ngô Quý, Ngô Xuân đã cùng nhau tạo nên những kỳ tích từ thức vải quý giá này, giúp mang lại danh tiếng làng tơ tằm Vọng Nguyệt vang xa khắp chốn.
Dường như, trong những câu chuyện còn sót lại của các bậc tiền bối còn phảng phất những niềm tự hào bất tận về lịch sử đầy vẻ vang của một ngôi làng sầm uất bên dòng sông Cầu thuở trước.
Làng Vọng Nguyệt được cho là mảnh đất trù phú màu mỡ trồng dâu nuôi tằm đều đề huề, nuôi tằm thì cho nhiều kén, mỗi nong kén lại kéo được rất nhiều tơ. Đất màu mơ nên xưa kia dâu cứ mọc thành từng giăng dài nhổ đi không hết. Cái nghề này nó gắn bó như máu thịt của người dân nơi đây, nó thay đổi cuộc sống của họ tốt hơn , gia đình con cháu cũng vì thế mà thêm đùm bọc thương yêu nhau. Lụa tơ ở đây nổi tiếng khắp gần xa vì sợi tơ thanh mảnh, bền chắc, bóng mượt, luôn có độ óng ả nhất định.
Kỹ thuật ươm tơ là sự độc đáo riêng ở mỗi nơi . Khi có kén tằm thì sẽ bắt tay luôn vào công đoạn phân loại chứ không phải đợi tới khi nhả tơ, bảo đảm loại bỏ sạch chất bẩn trên kén. Sau đó chọn kén tiêu chuẩn trước khi ngài cắn kén chui ra. Vụ ươm tơ bắt đầu từ tháng ba đến tháng mười âm lịch hàng năm. Do nguồn cung cấp kén chính không còn nên người dân phải thu mua ở những nơi khác. Kén được cho vào nước nóng đun sôi để dễ cho việc tách ra và kéo thành sợi cuộn vào các guồng.
Nếu trước kia quá trình làm ươm tơ thủ công mất từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng thì nay nhờ có máy móc chuyên dụng công nghệ cao thì việc hoàn thành 1 guồng tơ chỉ mất hơn 1 tiếng.
Việc tiết kiệm những công đoạn sơ chế như vậy giúp cho người nghệ nhân có thêm thời gian cho việc tạo hình nghệ thuật ở sản phẩm cuối cùng được tỉ mỉ, chất lượng hơn.
Khoảng thời gian chục năm đổ lại đây với sự đầu tư khổng lồ từ nguồn vốn nước ngoài đặc biệt là Hàn Quốc . Cho xây dựng nhiều khu công nghiệp công nghệ cao ảnh hưởng đến diện tích nuôi trồng hay không còn nhiều người trẻ tuổi đi theo nghề dệt mà trở thành lao động trong xí nghiệp. Điều này khiến cho nền móng làm tơ lụa nơi đây lung lay và dễ đứng trước nguy cơ bị mai một.
Dù có thay đổi ra sao vẫn biết rằng sẽ vẫn có những con người miệt mài cố bám trụ với nghề nông tang cho dù cuộc đời nương dâu bãi bể và nhất định khốn khó đến đâu cũng phải bảo con cháu học hành để viết tiếp truyền thống khoa bảng của làng.
Dấu ấn nghề dâu nơi đây đã trải qua lịch sử hơn 1000 năm để đảm bảo giữ vừng làng nghề cũng như nghề truyền thống của tỉnh huyện. Bắc Ninh cần có thêm những đề xuất dự án để nhằm cũng cố phát huy. Đạo tạo thợ, xây dựng khu khai thác tập trung bền vững, hỗ trợ các hộ dân để yên tâm bám nghề và phát triển cuộc sống.
---------------------------------------------------------
Tổng đài: 0585888668
Hotline: 034.991.8868 - 0936.461.889
Địa chỉ:
CS1: Số 17, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
CS2: Số 6A, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
CS3: Trung Tâm Kinh Doanh Lụa Chất Lượng Cao.
CS4: Số 12, chợ Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
CS5: Số 2, ngõ 31, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
Fb: https://www.facebook.com/phuonglinhsilk
https://www.instagram.com/phuonglinhsilk17/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCKFLvyT8r5C_vY7ZMi3h9Xw