HÀN QUỐC TÀI TRỢ QUẢNG NAM VỰC DẬY LỤA MÃ CHÂU
Quảng Nam nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa gần 500 năm nay. Con người nơi đây ăn ngủ với nghề làm lụa. Không chỉ là nghề truyền thống của ông cha để lại, mang lại tiếng thơm cho cả vùng mà nó còn giúp cho cuộc sống của người dân nơi đây ổn định và sung túc hơn.
Việc lưu giữ nét đẹp, truyền thống nghề và làng nghề vẫn được người dân ở đây coi trọng và đề cao. Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây ( điển hình là giai đoạn 2017 - 2018) do biến động thị trường giá cả, nhu cầu khách hàng cùng với việc thiếu đầu tư quy hoạch diện rộng tập trung tạo vùng liên kết hiệu quả mà việc sản xuất rơi vào tình trạng khó khăn về nhiều mặt. Ngoài ra việc tiếp cận máy móc khoa học hiện đại cao còn chưa bài bản, chậm nên khó cạnh tranh được với nhiều nơi sản xuất khác trong và ngoài nước.
Vốn có danh tiếng về chất lượng ổn định được nhiều nước trên thế giới tin tưởng sử dụng và nhập khẩu như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc,... Nhận thấy những khó khăn cần khắc phục cùng với tiêm năng phát triển tiếp tục lớn mạnh của tơ lụa Mã Châu. UBND tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (NOIP) nghiên cứu xây dựng cũng như kêu gọi hỗ trợ đầu tư phát triển nâng cao chất lượng làng nghề.
Ngày 28.11,Các cơ quan ban nghành của tỉnh Quảng Nam cùng lãnh đạo ban nghành liên quan đã cùng Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Hiệp hội xúc tiến sáng chế Hàn Quốc (KIPA) tổ chức tổng kết dự án chia sẻ sở hữu trí tuệ "Hỗ trợ phát triển các sản phẩm lụa Quảng Nam".
Bên cạnh đó cũng tổ chức hội thảo “Mỗi làng một thương hiệu” nhằm đánh giá về những kết quả dự án sẽ đạt được, chia sẻ kinh nghiệm để phát triển các sản phẩm tơ lụa Quảng Nam một cách bền vững của UBND. Phía bên đoàn đại biểu Hàn Quốc cũng đồng ý hỗ trợ về công nghệ phù hợp trong kỹ thuật sản xuất dệt, nhuộm và các hoạt động quản lý, phát triển nhãn hiệu lụa Quảng Nam.
"Nghề trồng dâu, nuôi tằm tại huyện Duy Xuyên nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung với lịch sử hơn 500 năm, đây là nghề truyền thống mà trong quá khứ đã có những đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do biến động về giá cả thị trường, công tác quy hoạch, tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại chưa tốt, đặc biệt là người dân địa phương chưa nắm bắt kịp thời, ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất cũng như những hạn chế trong hoạt động truyền thông, quảng bá giới thiệu sản phẩm, nên trong một thời gian dài, sự phát triển của nghề này gặp khó khăn", ông Tân nhấn mạnh.
Hiện Quảng Nam đangcó kế hoạch triển khai nhiều khôi phục, phát triển bền vững ngành dâu, tằm theo chuỗi giá trị nên việc hỗ trợ máy dệt thoi, thiết kế logo, xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm tơ lụa Mã Châu, nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm tơ lụa Quảng Nam,…là rất cần thiết và phù hợp với nhu cầu của tỉnh.
Tại hội thảo, các ý kiến cũng đề xuất đẩy mạnh các hoạt động để phát triển giá trị sản phẩm thương mại, mở rộng thị trường nước ngoài thêm ra nhiều nước. Việc hướng phát triển theo làng nghề kết hợp du lịch cũng là lựa chọn tối ưu ( Khôi phục các di tích liên quan đến ngành nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa – là những địa điểm thăm quan của du khách khi đến làng nghề. Xây dựng các câu chuyện về nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa . Khu tham quan riêng biệt ).
Được biết ước tính dự án sẽ diễn ra trong vòng 7 tháng (tháng 5-11.2018) với kinh phí 200.000 USD.
-------------------------------------------------------------
Tổng đài: 0585888668
Hotline: 034.991.8868 - 0936.461.889
Địa chỉ:
CS1: Số 17, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
CS2: Số 6A, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
CS3: Trung Tâm Kinh Doanh Lụa Chất Lượng Cao.
CS4: Số 12, chợ Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
CS5: Số 2, ngõ 31, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
Fb: https://www.facebook.com/phuonglinhsilk
https://www.instagram.com/phuonglinhsilk17/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCKFLvyT8r5C_vY7ZMi3h9Xw