Phương Linh Silk

DẤU ẤN ÁO DÀI TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM

Nguyên Nguyên 27/06/2021

Áo dài được coi là trang phục Quốc dân, nét đẹp truyền thống văn hóa của Việt Nam. Qua từng thời kì vẻ đẹp của áo dài cũng không ngưng thay đổi và biến hóa. Vậy áo dài có từ bao giờ ?, thay đổi như thế nào? hãy cùng Phương Linh silk tìm hiểu ở bài viết ngày hôm nay nhé!

 

Áo giao lĩnh

Được coi là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam, may rộng, có đường xẻ tà hai bên hông, dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp cùng thắt lưng màu và váy đen mặc lót bên trong, gần giống với áo tứ thân.

Áo giao lĩnh được cho là xuất hiện vào những năm 1744 dưới thời nhà Nguyễn. 

Áo dài tứ thân (thế kỉ 17,18)

Không có thông tin chính xác về thời gian xuất hiện của áo dài từ thân. Tuy nhiên cho đến ngày nay áo tứ thân vẫn được nhiều người biết đến. Nó vẫn xuất hiện trong nhiều dịp lễ hội như hát quan họ, tuồng, chèo,... tại một số nơi như Bắc Ninh, Bắc Giang.

Thay vì hai tà như áo giao lĩnh áo tứ thân có bốn tà, hai tà trước dùng thay cho đai buộc áo.

Áo dài ngũ thân (thế kỷ 19)

Còn có tên khác là lập lĩnh, áo được may phần cổ đứng có khuy vải cài chéo. Áo có 5 vạt,  4 vạt chính (2 vạt trước, 2 vạt sau) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu và 1 vạt phụ  tượng trưng cho người mặc. Năm khuy cúc còn tượng trưng cho quan điểm Ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Nho giáo.

Áo dài Lemur ở thế kỷ 20

Một họa sĩ người Pháp có tên là Lê Mur Nguyễn Cát Tường đã cải biên chiếc áo dài trở lên đơn giản hơn khi chỉ còn hai vạt trước sau. Điểm nhấn của mẫu áo dài này là được may ôm sát phần thân và eo, giúp tôn nên đường cong cơ thể của người phụ nữ. Khuy áo được may lệch hẳn sang bên sườn.

Áo dài Trần Lệ Xuân (1958)

Sau khi áo dài LEmur làm mưa làm gió  một thời gian dài. Đến những năm 1958,bà Trần Lệ Xuân - Đệ Nhất phu nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa đã cách tân  cho ra một kiểu áo dài mới. Kiểu áo dài đó ngày nay mọi người thường gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu.  Phần cổ cao được bỏ đi, thay vào đó là cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, cách điệu thêm họa tiết lá trúc ngược đầy phá cách. Ngày nay mẫu áo dài này vẫn được phụ nữ Việt Nam yêu thích và sử dụng.

Áo dài Việt Nam từ 1970 - hiện nay

Trải qua nhiều lần thay đổi, có sự đổi mới và giao thoa với nền thời trang trên khắp thế giới. Áo dài Việt ngày càng độc đáo và phá cách. Được không chỉ Người Việt mà cả bạn bè Năm Châu biết đến và yêu thích. Và dù có thay đổi ra sao vẻ đẹp của áo dài luôn thể hiển được sự dịu dàng, uyển chuyển, tinh tế, đức hạnh của Phụ Nữ Việt Nam.

 

Tổng đài: 0979131669

Hotline: 034.991.8868 - 0936.461.889

Địa chỉ:

CS1: Số 17, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS2: Số 6A, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS3: Trung Tâm Kinh Doanh Lụa Chất Lượng Cao.

CS4: Số 12, chợ Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS5: Số 2, ngõ 31, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

Fb: https://www.facebook.com/phuonglinhsilk

https://www.instagram.com/phuonglinhsilk17/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCKFLvyT8r5C_vY7ZMi3h9Xw

 

 

 

Bạn đang xem: DẤU ẤN ÁO DÀI TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận thông tin khuyến mãi mới nhất từ Phương Linh Silk

Giỏ hàng