Phương Linh Silk

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ÁO DÀI VIỆT NAM

Ngọc Thảo 03/10/2021

1. Tính cấp thiết của việc bảo tồn
Áo dài trở thành một đặc điểm nhận diện văn hoá của Việt Nam là điều không còn phải tranh cãi. Vấn đề là làm sao để tạo cho văn hoá áo dài giúp người Việt Nam tự hào và ý thức về một cộng đồng quốc qua dân tộc. Giá trị của áo dài không chỉ là về mặt tinh thần mà còn cả về mặt vật chất: Nếu như ý thức cộng đồng dân tộc là giá trị tinh thần thì những cuộc trình diễn thời trang, các hoạt động giao lưu quốc tế quảng bá hình ảnh Việt Nam, sự phát triển ngành công nghiệp thời trang chính là giá trị vật chất của áo dài Việt Nam. Và chúng ta cần phát huy tinh thần dân tộc ở cả 2 giá trị này.

2. Nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo tồn di sản áo dài Việt Nam
 Để bảo tồn di sản áo dài có rất nhiều cách làm và cách bảo tồn tốt nhất là để đồng bào – chủ nhân của di sản tự bảo tồn nó. Điều quan trọng là phải khơi dậy ý thức bảo tồn văn hoá trong họ, và bản thân họ phải được giáo dục để có chung quan điểm cũng như hành động, thì việc bảo tồn mới bền vững.

3.Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục
         Khi khoác lên mình tà áo dài duyên dáng, mỗi người phụ nữ Việt Nam đều thêm yêu và tự hào với trang phục truyền thống của dân tộc mình, một trang phục mà không lẫn với bất cứ trang phục của quốc gia nào khác trên thế giới. Những năm trở lại đây, áo dài xuất hiện ngày càng nhiều. Nếu như trước đây chỉ xuất hiện vào các dịp lễ trọng đại thì hiện nay áo dài được chị em trưng diện thường xuyên như đi đám cưới, dự tiệc, họp lớp, đi lễ chùa, đi du lịch,…
Trong nhiều trường học, công sở, áo dài trở thành đồng phục. Tại một số địa phương, các nữ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện mặc áo dài các ngày trong tuần. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh các nét đẹp, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hoá Việt Nam trong mỗi người dân.

4. Đưa áo dài đến gần hơn nữa trong cuộc sống người dân Việt Nam
   Với mong muốn đưa áo dài gần hơn với đời sống, ông Cao Tiến Đạt – Phó Giám đốc Công ty du lịch Transviet đã đưa ra một số gợi mở hoàn toàn có thể thực hiện được, chẳng hạn như Hà Nội nên tổ chức không gian đi bộ thành không gian để kêu gọi tất cả học sinh, sinh viên, người dân, du khách trong nước và quốc tế mặc áo dài vào những ngày cuối tuần, những ngày mát mẻ. Như vậy nó sẽ tạo thành một điểm nhấn cho không gian phố đi bộ, tạo thành một cảnh đẹp.
  Đã qua rồi cái thời mà áo dài chỉ là hình ảnh ngưỡng vọng trên sân khấu biểu diễn thời trang hay những cuộc thi hoa hậu. Cùng với xu hướng trở lại với những giá trị văn hoá truyền thống, chiếc áo dài ngày càng trở nên gắn bó với đời sống hàng ngày, không chỉ như một biểu tượng văn hoá bởi sự nâng niu, gìn giữ và trân trọng của người phụ nữ Việt Nam.

5.Quảng bá hình ảnh
 Với một sức mạnh tinh thần được hun đúc tự bao đời trong tiến trình lịch sử dân tộc, áo dài nhanh chóng lan toả trong cuộc sống với giá trị văn hoá ngàn năm !

Bạn đang xem: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ÁO DÀI VIỆT NAM
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận thông tin khuyến mãi mới nhất từ Phương Linh Silk

Giỏ hàng