Trang chủ Liên hệ

NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ CỦA ÁO DÀI VIỆT NAM

Bích Bích 09/09/2021


Áo dài là một loại trang phục truyền thống của người Việt, được cách tân từ áo tứ thân (lập lĩnh, tức cổ đứng) của Việt Nam trong thời kỳ Việt hoá, còn gọi là áo tân thời. Áo dài mặc với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ.
Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắp đẹp quốc tế.


Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo ngũ thân- tiền thân của áo dài. Hoạ sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường là người có công định hình áo tân thời như ngày nay.


Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ
 


 

Nguồn gốc

Đa phần mọi người đều đồng ý rằng áo dài Việt Nam đều bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng những nhà chuyên môn lại khẳng định rằng đến năm 1744 thì áo dài mới bắt đầu đặt dấu ấn của mình lên xã hội Việt Nam. Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền Bắc được cai trị bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa. Có thể nói đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên.
Người Văn Lang
Người Văn Lang có y phục mặc áo gài bên trái (không phải chỉ ở trần hoặc mặc yếm). Nhiều bài viết do trích dẫn không cẩn thận nên cụm từ “mặc áo gài bên trái” thành “mặc áo dài bên trái” làm cho câu văn không rõ nghĩa, dẫn đến sự ngộ nhận rằng người Văn Lang xưa đã mặc áo dài.


Thời Bắc thuộc
Bấy giờ người Trung Hoa đã mặc áo dài. Chính sách đồng hoá của chính quyền
phương Bắc, chắc hẳn có ảnh hưởng nhiều đến trang phục người Việt.
Trước khi người Trung Hoa thống trị nước ta, người Việt tuy chưa mặc áo dài, nhưng những yếu tố về trang phục trước đó như áo cài khuy, váy dài, váy xẻ,… là tiền đề cơ bản cho sự hình thành chiếc áo dài về sau.
Việc trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa ở nước ta phát triển mạnh hơn cả Trung Hoa như thư tịch cổ đã nêu. Đó là cơ sở cho sự hình thành chiếc áo dài về mặt nguyên liệu, gắn liền với kỹ thuật chế tác, thiết kế.


Tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam được hun đúc và trưởng thành trong mỗi thời kỳ đấu tranh chống đồng hoá của phong kiến phương Bắc chắc hẳn đã thể hiện trong cách ăn mặc, trong phong tục tập quán và trong tiếng nói của người Việt.
 
 

-------------------------------------------------------------

Tổng đài: 0585888668

Hotline: 034.991.8868 - 0936.461.889

Địa chỉ:

CS1: Số 17, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS2: Số 6A, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS3: Trung Tâm Kinh Doanh Lụa Chất Lượng Cao.

CS4: Số 12, chợ Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS5: Số 2, ngõ 31, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

Fb: https://www.facebook.com/phuonglinhsilk

https://www.instagram.com/phuonglinhsilk17/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCKFLvyT8r5C_vY7ZMi3h9Xw

 
 

Bài viết liên quan