Trang chủ Liên hệ

NÀNG MẪU NGHI THIÊN HẠ KHAI SÁNG CON ĐƯỜNG LỤA TRUNG HOA

Nguyên Nguyên 12/08/2021

   Luy Tổ là vợ của Hoàng Đế thời viễn cổ Trung Hoa. Bà siêng năng chăm chỉ, hiền hậu, cầm kì thi họa đều tài hoa hơn người. Không chỉ quản việc nhà mà còn giúp Vua xử lý việc quốc gia đại sự. Công lao to lớn của bà chính là đã dạy bách tính nuôi tằm ươm tơ, bà được xưng là vị nhân văn sơ tổ đã mang văn hóa trang phục đến cho người Trung Hoa, đồng thời lụa tơ tằm mà Luy Tổ tìm ra cũng trở thành mặt hàng được ưa chuộng nhất khắp châu Âu trong một khoảng thời gian rất dài của lịch sử nhân loại. Giúp cho bách tính có công ăn việc làm cuộc sống an nhàn hơn. Do đó bà vô cùng được người dân yêu quí.

Cơ duyên tìm ra tơ tằm của bà hết sức vô tình. Theo như trong sách cổ còn lưu giữ lại, khi cùng cung nữ đi hái quả dại ở ngoài cung. Đến một thân cây dâu chín bà dừng lại bảo cung nữ hái đem về. Lúc đang thu hoạch bà để ý thấy từ trên thân cây ngoài dâu có loại quả to như trứng chim cút, thân suông dài hơn chút nghĩ là loại quả mới nên sai người hầu hái và mang về cung. 

Lãng quên một thời gian, bà phát hiện ra những thứ quả ấy đều vỡ kén và tạo thành bướm. Bướm đẻ ra rất nhiều trứng nhỏ , được bà gọi là tằm. Nhưng để nuôi lớn số tằm này, cần phải cho chúng ăn. Nghĩ đến những câu dâu, nơi mình tìm được những chiếc kén, Luy Tổ đến đó hái lá về cho tằm ăn.

Sau khi ăn xong, tằm non tự tiết ra nước dãi  bao quanh mình, đan xen thành một vòng tròn hình thành kén tằm, hình dạng ban đầu khi bà nhìn thấy chúng. Luy Tổ cảm thấy tò mò về những cái kén này.Trong lúc quan sát chúng nhả tơ, sơi tơ óng ả, cả một quá trình tằm nhả liên tục mà không đứt đoạn.  Bà thử ném một ít kén tằm vào trong nước nóng và lấy lên thì phát hiện có thể rút ra được rất nhiều tơ, rút ra được 1 đoạn dài. Hơn nữa, độ đàn hồi vô cũng tốt, từng sợi tơ lấp lánh lại mịn màng.

 

 Luy Tổ bắt đầu tự mình nuôi nhiều tằm con, tạo hẳn phòng riêng để nuôi và chăm sóc.  Tằm con dần lớn lên, nhả tơ rồi tạo kén. Bà thu tơ về và thử dệt thành như vải may đồ, rồi làm ra những bộ quần áo. Ở thời điểm lúc bấy giờ, tơ lụa đều có màu trắng. Luy Tổ đã hái rất nhiều cây cỏ với đủ loại màu sắc khác nhau rồi tiến hành nhuộm màu cho tơ lụa và may thành quần áo để sử dụng vô cùng bắt mắt và được nhà vua khen ngợi, yêu thích.

Sau này bà bắt đầu truyền dạy lại cho nhân dân cách trồng dâu nuôi tằm. Tiếng tắm của bà cùng với những trang phục đẹp mắt từ lụa vang xa khắp nơi đến cả những nước láng giếng cũng muốn học hỏi. 

Khi Luy Tổ chấp nhận về làm dâu nước Hữu Hùng lúc thiên hạ yên ổn. Bà  dạy mọi người cách hái dâu nuôi tằm ươm tơ làm quần áo.Trải qua bao thế hệ, công việc hái dâu, ươm tơ, dệt vải may quần áo luôn gắn liền với đời sống của người phụ nữ, là một phần quan trọng của nền văn hóa truyền thống.

Sau khi lụa tơ tằm phát triển mạnh mẽ ở trời Tây dân chúng cũng tôn sùng bà là Tiên tằm nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với công lao của bà. Sự xuất hiện của tơ lụa khiến Trung Hoa còn được xưng là "đất nước của quần áo". Hoàng bào, phục sức và các hình thêu trên trang phục của Trung Hoa đã khiến người dân nhiều nước ngưỡng mộ.

Hằng năm để bày tỏ lòng hiếu kính, hoàng hậu các triều đại đều làm lễ tế bái Tiên Tằm Luy Tổ. Trong "Chu Lễ" viết: "Vào mùa xuân hàng năm, Hoàng hậu sẽ đích thân dẫn các phi tần trong cung đến ngoại ô phía Bắc để cử hành lễ Thân Tằm".

Hiện nay trên khắp đất nước Trung Quốc tại những nơi đi đầu trong phát triển tơ lụa, mắt hàng may mặc không khó để tìm thấy những miếu thơ Tiên tằm, cũng với đó là các nghi lễ, lễ hội được tổ chức thường niên hằng năm.

---------------------------------------------------------

Tổng đài: 0585888668

Hotline: 034.991.8868 - 0936.461.889

Địa chỉ:

CS1: Số 17, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS2: Số 6A, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS3: Trung Tâm Kinh Doanh Lụa Chất Lượng Cao.

CS4: Số 12, chợ Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS5: Số 2, ngõ 31, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

Fb: https://www.facebook.com/phuonglinhsilk

https://www.instagram.com/phuonglinhsilk17/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCKFLvyT8r5C_vY7ZMi3h9Xw

Bài viết liên quan