Trang chủ Liên hệ

LỤA TƠ TẰM - DẤU ẤN TRONG THỜI TRANG VIỆT

Nguyên Nguyên 24/07/2021

Việc bảo tồn và giữ gìn lụa tơ tằm ngày nay không chỉ được chính quyền quan tâm mà còn được chính những người là con cháu nơi đây coi trọng. Việc mở rộng sản xuất, vừa sản xuất vừa tham gia buôn bán cung cấp dịch vụ, du lịch kết hợp với ngành nghề dệt truyền thống cũng được phát triển và mở rộng.

Hình hài của '' nó '' cũng thay đổi theo thời gian. Dưới đây là một vài những đặc trưng tiêu biểu của thời trang Việt gắn liền với hình ảnh lụa tơ tằm.

Giai đoạn trước năm 1945

Thời gian này trang phục dân tộc Việt vẫn mang đậm dấu ấn phong kiến Bắc thuộc và quần áo được phân chia theo giai cấp và tầng lớp. 

 Phục trang của triều đính, quan lại mang hơi hướng của phong kiến Trung Quốc hình ảnh rồng, phượng, vân mây xuất hiện nhiều. Chất liệu xa hoa từ lụa tơ tằm thường là những loại đắt đỏ thì mới có hoa tiết rõ ràng.

Trang phục của dân thường thì gồm quần ống sớ nâu, áo tứ thân, áo yếm, mấn vải, nón quai thao. Màu sắc cũng không nhiều như của tầng lớp quý tộc chủ yếu là đen, nâu gắn với ruộng đồng nhiều. Vì là tầng lớp lao động nên họ cũng chuộng những tông màu tối để phục vụ cho công việc dễ dàng hơn. 

Giai đoạn đầu những1945

Lúc này nước ta đang bị Pháp đô hộ, từ tư tưởng lối sống ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng và du nhập từ phương Tây nhiều. Thay vì áo dài khăn mỏ quạ truyền thống thì những dáng váy xòe bồng phía chân bắt đầu được ưa chuộng. Những mẫu váy đắt đỏ đều được làm từ lụa tơ tằm. Vừa mát mẻ vừa lên dáng bông bềnh kết hợp với lối trang điểm son môi đậm của phương tây nhìn sắc sảo hiện đại hơn hẳn. 

Sau cách mạng tháng 8 

Ảnh hưởng của phong cách phương Đông phóng khoáng tự do bắt đầu trở lên nổi bật thời gian này. Đây cũng là thời điểm lụa tơ tằm có nhiều bước thụt lùi so với trước đây khi những dòng vải như kaki, chất vải thô đánh chiếm thị trường. Những thiết kế như áo sơ mi, vest không tay, quần ngố, váy suông thô được nhiều người sử dụng. Phong cách này thường được nhìn thấy nhiều ở tầng lớp trí thức trẻ, giới sinh viên.

Sau năm 1954 - cuộc dạo trời của dáng áo dài cách tân

 Nét đẹp truyền thống lại bắt đầu được thấy nhiều ở các cô nữ sinh, sinh viên đại học. Vẫn dáng xẻ tà truyền thống những có thiết kế tà ngắn hơn, eo cũng rộng hơn, cổ cao có lót cứng, ống tay hẹp, giúp thuận tiện cho việc di chuyển bằng xe đạp. Hình ảnh những cô thiếu nữ mặc áo dái lúc trắng, lúc tím đội nón lá đi xe đạp băng qua từng khóm phượng nở đỏ đẹp duyên dáng yêu kiều. Nó nổi tiếng đến nỗi còn được đưa và thơ ca, câu hát, sách báo. 

Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến áo dài Trần Lệ Xuân. Dù vấp phải nhiều tranh cãi về yếu tố văn hóa dân tộc nhưng không thể phủ nhận được sức hút riêng của thiết kế này vì nó vẫn còn được ưa chuộng cho đến ngày nay.

Sau năm 1975

Trang phục thời trang Việt Nam có thay đổi rõ rệt tuy nhiên bản sắc văn hóa vẫn luôn được đề cao. Hình ảnh áo dài, nón lá vẫn được ưa chuộng và giữ gìn. Thời kì này lụa tơ tằm cũng bắt đầu khôi phục, bắt đầu nhận được sự đón nhận của bạn bè quốc tế, có sản lượng xuất khẩu đi các nước tương đối ổn định.

Ngoài áo dài các thiết kế váy, đầm  đủ kiểu với chất kiệu lụa tơ tằm cũng được ưa chuộng vì nó giúp mang lại cảm giác sang trọng, tinh tế cho người mặc.

Tổng đài: 0585888668

Hotline: 034.991.8868 - 0936.461.889

Địa chỉ:

CS1: Số 17, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS2: Số 6A, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS3: Trung Tâm Kinh Doanh Lụa Chất Lượng Cao.

CS4: Số 12, chợ Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS5: Số 2, ngõ 31, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

Fb: https://www.facebook.com/phuonglinhsilk

https://www.instagram.com/phuonglinhsilk17/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCKFLvyT8r5C_vY7ZMi3h9Xw

 

 

Bài viết liên quan